• 0272.3758.048
  • |
  • gpvietnam@gmail.com

Tư vấn

Bước 1: Nghiên cứu tiềm năng bán hàng

Tiến hành nghiên cứu cụ thể về tiềm năng  thông qua việc sử dụng nguồn dữ liệu thông tin từ các hoạt động tiếp thị, quảng cáo và các đơn vị đối tác lâu năm. Sau khi có dữ liệu chính xác, tập đoàn cần nghiên cứu, phân loại và đánh giá những đặc điểm về tâm lý và nhu cầu khách hàng. Qua đó sắp xếp những khách hàng này vào các nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho sản phẩm

Khi đã có dữ liệu phân tích về nhu cầu của khách hàng, bước tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch phát triển sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ở giai đoạn này, nhân viên tư vấn cần nắm rõ tất cả về ưu điểm, nhược điểm cũng như các giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng từ đó có cách tư vấn khách hàng hiệu quả.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng và giới thiệu về sản phẩm

Sau khi đã nắm rõ thông tin về sản phẩm, việc tiếp theo cần làm đó là tiếp cận khách hàng để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngày nay, việc tiếp cận khách hàng không chỉ nằm ở việc gọi điện thoại nữa mà doanh nghiệp cần có chiến lược liên lạc với khách hàng trên đa kênh từ mạng xã hội, website cho đến quảng cáo ngoài trời, gặp mặt trực tiếp…

Để buổi giới thiệu sản phẩm không bị biến thành buổi thuyết trình một chiều thì thay vì chỉ đề cập tính năng sản phẩm, các nhân viên tư vấn cần khéo léo trong việc đưa ra lợi ích mà sản phẩm. Để từ đó có thể đáp ứng mọi yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

Bước 4: Giải đáp thắc mắc và chốt đơn

Bước cuối cùng trong quy trình tư vấn khách hàng đó là giải đáp những thắc mắc mà khách hàng quan tâm có liên quan trực tiếp đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi đã tư vấn thành công, việc tiếp theo là vận dụng kỹ năng chốt sales để kích thích khách hàng thực hiện hành động mua sắm sản phẩm và ký kết hợp đồng.

Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm tại đây: https://tapdoangp.com/san-pham